5 nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu

5 nguyên tắc vàng đặt tên thương hiệu
5 (100%) 8 votes

Đặt tên thương hiệu tưởng chừng là đơn giản nhưng thực tế thì đây lại chính là một bước khởi đầu vô cùng quan trọng. Ngày nay, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân rất đề cao việc đăng ký bảo hộ thương hiệu để vừa ngăn ngặn sự xâm phạm của đối thủ lại vừa tạo nền tảng cho sự phát triển, công cụ thu lại lợi nhuận trong tương lai.

Nếu như tên thương hiệu của bạn không đọng lại trong lòng khách hàng điều gì thì cũng đồng nghĩa với việc mọi nỗ lực, cố gắng của bạn không có ý nghĩa gì, các chiến lược marketing hay quảng bá sản phẩm cảu bạn đang là vô ích. Vì thế, để đảm bảo thương hiệu sẽ được phép bảo hộ theo pháp luật Sở hữu trí tuệ, khi đặt tên thương hiệu bạn cần phải lưu ý và tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:

1. KHẢ NĂNG BẢO HỘ ĐƯỢC

Tên thương hiệu dù có tuyệt vời như thế nào nhưng nếu không có khả năng bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

2. TÊN MIỀN CÓ SẴN

Đa phần tên miền đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì thế, nếu tên miền đã không còn thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Trường hợp bất đắc dĩ thì bạn có thể cân nhắc thêm vào yếu tố ngành nghề, ví dụ như: tên miền bigsouth.com đã không đăng ký được, vì vậy chúng tôi đăng ký tên miền bigsouthbrand.com (brand thể hiện cho lĩnh vực thiết kế thương hiệu).

3. PHẢI ĐÁNH VẦN ĐƯỢC

Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đặt tên thương hiệu. Điều hổ thẹn khi thương hiệu không đánh vần được chính là … ko bảo hộ được. Bạn có để ý logo của IBM, ANZ hay Việt Nam là ngân hàng ACB đều có những dấu gạch ngang ở giữa logo không? Vì các thương hiệu này ko đánh vần được, nên phải gạch gạch để phá chữ, và bảo hộ phần hình họa. Cũng như logo FPT phải đưa vào 3 mảng màu khác nhau mới bảo hộ được.

4. KHÔNG DÙNG TÊN CHỈ ĐỊA DANH

Tên thương hiệu không nên là địa danh, đơn giản là: không bảo hộ được. Vì thế bạn sẽ ít thấy các thương hiệu lớn mà chứa tên nước, hay thành phố, vì sẽ bị làm nhái hoặc nhầm lẫn thương hiệu, ngoại trừ một số thương hiệu có yếu tố nhà nước và đã hoạt động từ rất lâu đời. Ví dụ các tên như Sài Gòn, hay Việt Nam, hay Hà Nội thì chắc chắn là sẽ không thể nào được bảo hộ. Đồng thời cũng tránh xa các loại chữ ghép với Vina, hay Hano, Sago ra nhé, đơn giản vì đã quá nhàm và không đăng ký được luôn.

5. HẠN CHẾ TÊN CHỈ NGÀNH NGHỀ

Nguyên tắc này trông thế thôi mà khác hẳn 4 nguyên tắc trên nhé bạn. Đơn giản là: Không bảo hộ được. Nếu bạn làm ngành xây dựng vì vậy bạn dùng chữ Build, hay làm ngành Thời trang mà lại thêm chữ Fashion, làm web lại thêm chữ Site,…. Yếu tố chỉ ngành nghề chỉ nên dùng làm sub-brand thôi bạn nhé.

Trên đây là chia sẻ của Bigsouth về cách đặt tên, bí quyết và quy tắc đặt tên thương hiệu. Về cách đặt tên hay bí quyết thì vô cùng đa dạng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng sản phẩm có trước rồi mới có thương hiệu nên nếu muốn thương hiệu mạnh, dễ đi vào tâm trí khách hàng thì nền tảng sản phẩm phải tốt. Và điều cuối cùng chúng tôi muốn nhấn mạnh đó là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ hãy luôn ghi nhớ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chúc bạn thành công!

Tham khảo các dịch vụ thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp tại Bigsouth:

Nếu bạn muốn sở hữu tên thương hiệu chuyên nghiệp hay mong muốn phát triển hình ảnh thương hiệu, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn theo số hotline 0903 748 168.

error: Content is protected !!