5 QUAN NIỆM SAI VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

5 QUAN NIỆM SAI VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
5 (100%) 2 votes
Thực tế cho thấy ngày nay chất lượng sản phẩm dịch vụ vẫn quan trọng, nhưng thương hiệu quan trọng hơn.
 Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng thực sự của thương hiệu, và đang tồn tại nhiều cách hiểu không đúng, điều này không chỉ làm doanh nghiệp tốn kém chi phí, mà còn vô tình làm mất đi giá trị thương hiệu.

1. QUAN NIỆM SAI THỨ NHẤT: KHI NÀO CÓ TIỀN MỚI LÀM THƯƠNG HIỆU

Rõ ràng khi có nhiều tiền làm gì cũng dễ và làm thương hiệu cũng vậy. Đa số doanh nghiệp không nhiều tiền, thậm chí rất ít tiền.
Với thế giới online không biên giới hiện nay, cơ hội luôn mở rộng cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng và sẵn sàng đầu tư.
Thực tế cho thấy mọi doanh nghiệp, từ công ty siêu nhỏ đến tập đoàn đa quốc gia, đều kiếm tiền từ thương hiệu và dùng tiền đó tiếp tục làm thương hiệu.

2. QUAN NIỆM SAI THỨ HAI: TẬP TRUNG BÁN HÀNG TRƯỚC – THƯƠNG HIỆU THEO SAU.

Thay vì chỉ lo “Bán hàng trước – làm thương hiệu sau”, chúng ta nên đặt câu hỏi ngược lại: Làm thế nào để bán được hàng?. Nguyên lý muôn thuở là “Muốn bán hàng phải rao”. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp “làm thương hiệu”.
Nhiều doanh nghiệp nói với chúng tôi là phải lo kiếm cơm nuôi công ty trước đã, không bán được hàng thì tiền đâu mà làm thương hiệu, rồi là cứ làm sản phẩm cho thật tốt trước đi đã thì tự nhiên sẽ “hữu xạ tự nhiên hương” thôi.
Sự thật là Khách hàng không chờ “gió đưa mùi hương” của bạn đến với họ đâu! Chúng ta phải chủ động để khách hàng biết chúng ta là ai, chúng ta làm gì, có gì đặc biệt, khác biệt so gì với đối thủ và lý do nào để họ tin vào giá trị đó.
Việc chuẩn bị sản phẩm thật tốt, thật hoàn hảo rồi mới bắt đầu quay lại đi làm thương hiệu thì chẳng khác nào bạn lo chọn mặc bộ đồ cho thật đẹp, lộng lẫy trong khi chưa biết sẽ mặc nó đi đâu, đi cùng với ai, gặp ai ở đó,…
Nếu bạn muốn tập trung cho bán hàng trước rồi từ từ làm thương hiệu sau “cũng được”, miễn là bạn phải chuẩn bị trước “hầu bao” cho việc đi “sửa sai”, và công ty bạn cần có đủ thời gian để suốt ngày đi giải thích cho khách hàng về một sản phẩm KHÔNG TÊN TUỔI (vì không ai biết bạn là ai, bạn bán cái gì, bạn đem lại lợi ích gì cho họ, …)!
Thương hiệu là thứ bắt buộc phải làm, phải coi trọng vì nó góp phần làm tăng đáng kể giá trị cảm nhận. Nhưng khách sẽ không trung thành với thương hiệu nếu giá trị cảm nhận đó là chưa đủ để dương và cao hơn đối thủ.
Họ sẽ đi theo thương hiệu của đối thủ nếu thương hiệu của bạn không đủ mạnh để tạo ra giá trị dương và cao hơn đối thủ. Nhiều thương hiệu mạnh đã từng thành công rồi chết vì họ không hiểu điều này.

3. QUAN NIỆM SAI THỨ BA: KINH DOANH NHỎ LẺ THÌ KHÔNG CẦN LÀM THƯƠNG HIỆU

Một sai lầm rất nghiêm trọng mà nhiều chủ doanh nghiệp thường mắc phải. Họ cho rằng “LÀM THƯƠNG HIỆU” là dành cho những “ông lớn”, tôi kinh doanh nhỏ lẻ, vừa hạn chế về nhân lực và tài chính, thì đâu có tiền và thời gian đâu mà làm thương hiệu.
Hãy nhớ rằng dù kinh doanh nhỏ lẻ hay quy mô lớn thì mục tiêu chung vẫn là bán được hàng. Với các cửa hàng nhỏ, việc làm thương hiệu cũng không quá khó, hãy tập trung vào sự khác biệt, tối ưu hóa những lợi thế đang có và tận dụng phát triển những điểm đối thủ làm chưa tốt.
Trong khi số đông làm rất “tự phát”. Cơ hội làm thương hiệu xuất hiện cho một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn.
Đừng lầm tưởng làm thương hiệu là phải gắn liền với chiến dịch truyền thông rầm rộ, làm thương hiệu không phải là làm những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt.
Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng.

4. QUAN NIỆM SAI THỨ TƯ: LÀM THƯƠNG HIỆU LÀ ĐÁNH BÓNG HÌNH ẢNH, LÀ KHÔNG TRUNG THỰC VỚI KHÁCH HÀNG.

Quan niệm sai này đến từ một góc nhìn “xây dựng thương hiệu là để cho mình” và cứ tưởng làm thương hiệu chỉ là quảng cáo, đánh bóng hình ảnh cho mình nên nhiều CEO khuyên là cứ làm tốt đi rồi “hữu xạ tự nhiên hương”.
Bản chất thực sự của việc làm thương hiệu KHÔNG PHẢI CHO BẠN, mà CHO KHÁCH HÀNG, VÌ KHÁCH HÀNG, và TỪ KHÁCH HÀNG. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải giúp họ có “LỰA CHỌN NHANH”, để giúp khách hàng không mất thời gian tìm hiểu, ngờ vực, so sánh,…
Nếu bạn không làm thương hiệu, không nói gì về mình, không truyền thông (mà để “hữu xạ tự nhiên hương”) thì chính là bạn đang bắt khách hàng phải “mạo hiểm lựa chọn tù mù”, làm cho họ mơ hồ, ngờ vực, không biết bạn là ai,… Vậy thì bạn đâu có tận tâm với họ, đâu có giúp họ mua? Bạn không giúp họ mua thì họ sẽ mua hàng của người khác vậy!
Nguyên lý ở đây là BÁN HÀNG KHÔNG PHẢI LÀ BÁN, MÀ LÀ GIÚP KHÁCH HÀNG MUA.
LÀM THƯƠNG HIỆU không phải là ĐÁNH BÓNG HÌNH ẢNH cho doanh nghiệp, mà là con đường giúp doanh nghiệp tìm ra SỨC MẠNH NỘI TẠI và tạo những ĐIỂM CHẠM CẢM XÚC đến với khách hàng tiềm năng.

5. QUAN NIỆM SAI THỨ NĂM: TẤT CẢ CÁC NHÀ THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU ĐỀU NHƯ NHAU.

Một số nhà thiết kế thương hiệu (Branding Agency) có thể nắm bắt và họ biết cách truyền tải thông điệp của doanh nghiệp rất hiệu quả, nhưng không có nghĩa tất cả các nhà thiết kế thương hiệu đều có thể làm tốt điều này.
Nếu một nhà thiết kế thương hiệu đặt cho bạn rất nhiều các câu hỏi trước khi họ đưa ra các tư vấn cụ thể, có thể bạn sẽ thấy phiền, nhưng nên nhớ là họ đang đặt câu hỏi để có thể hiểu nhiều nhất có thể về bạn, từ đó có những giải pháp tối ưu nhất cho bạn, điều này một nhà thiết kế “xoàng” có thể họ sẽ bỏ qua.
Thậm chí họ còn không hỏi khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai hay doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng những thông điệp gì qua các yếu tố hình ảnh, mà chỉ hỏi doanh nghiệp thích màu gì và thích biểu tượng gì,…
Làm việc với một nhà thiết kế “xoàng” bạn có thể tiết kiệm được tiền, nhưng nếu thiết kế đó không tạo ra giá trị hoặc không phù hợp với định vị thương hiệu thì cũng không có ý nghĩa.
error: Content is protected !!