Có nên “sex” trong truyền thông

Có nên “sex” trong truyền thông
5 (100%) 2 votes

Sex khác với sexy (sự gợi cảm), thường được mô tả một cách trực diện bằng hình ảnh, ngôn ngữ hoặc âm thanh; tác động thẳng vào tiềm thức con người.

Những người làm marketing hiện đại đang đứng trước áp lực rất lớn, đó là làm sao phải tạo ra một mẩu quảng cáo để thu hút được nhiều người xem nhất. Đó là lý do một số công ty đưa ra những mẫu quảng cáo shock.

Nhưng liệu đó có phải là một chiến dịch marketing thành công hay không?

Nhiều người xem là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là mấu chốt của quảng cáo. Mục đích lớn nhất của một chiến dịch quảng cáo là gì? Đó là nâng cao vị thế sức mạnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, chuyển tải đến khách hàng thông điệp của sản phẩm và kích thích tiêu dùng từ khách hàng.

Nhiều người xem? Đó chỉ là yếu tố phụ của một chiến dịch quảng cáo. Bởi quảng cáo dù có bao nhiêu người xem đi chăng nữa cũng không có giá trị nếu nó không kích thích khách hàng mua hàng. Đó là chưa kể việc sử dụng sex trong marketing có thể gây phản ứng tiêu cực từ xã hội.

Những ngày vừa qua, Vietjet lại một lần nữa khẳng định hình ảnh “Sexy Airline”. Đầu tiên là dàn chân dài nóng bỏng trong trang phục “không thể hở hơn” trên trang bìa một tờ báo chuyên về Kinh doanh – Nhịp Cầu Đầu Tư tháng 2/2018, sau đó là scandal gắn liền với việc chào đón đội tuyển U23 trên chuyên cơ riêng. Dưới cùng một concept “Sexy Airline”, nhưng ở hai kênh khác nhau với hai nhóm đối tượng khác nhau, Vietjet đã có hai cách thể hiện hầu như đối lập.

Dù câu chuyện “cố ý hay không cố ý” của Vietjet vẫn còn nhiều tranh cãi, thì thuơng hiệu đã được “hâm nóng” thành công trên mạng xã hội.

Vietjet Air vốn luôn muốn xây dựng sự trẻ trung năng động và được biết đến với hình ảnh thương hiệu “hãng hàng không bikini”. Nhưng giữa không khí trang nghiêm và vô cùng thiêng liêng, chiêu bài PR không hề đắt giá phải trả giá đắt với hàng ngàn lượt share và hàng ngàn bài phản hồi tiêu cực từ cồng động mạng. Và độ lan tỏa của dư luận này còn tăng lên gấp bội khi Vietjet Air vừa gửi lời xin lỗi được cho là lấp liếm và thiếu trách nhiệm.

Không giống các công cụ khác, yếu tố gợi cảm là con dao 2 lưỡi sắc bén, giúp chiến dịch dễ thành mà cũng dễ bại. Tóm lại, để chiến dịch đạt được hiệu quả mong muốn, người làm truyền thông cần xác định rõ vai trò của yếu tố gợi cảm trong dự án, có kế hoạch đầu tư nghiêm túc, và cuối cùng là sự can trường theo đuổi mục tiêu đề ra.

Bài học 

Thế nên, trước khi sử dụng sex để thu hút khách hàng, hãy quay lại bản chất mục đích của những chương trình quảng cáo:

1. Quảng cáo với sex có thể giúp tên thương hiệu xuất hiện ở các phương tiện truyền thông nhưng không giúp thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng. Chiếm lĩnh tâm trí khách hàng mới là điều quan trọng bậc nhất.

2. Tâm trí khách hàng chỉ có thể chiếm lĩnh bằng những đặc tính ưu việt của sản phẩm được đưa ra với những thông điệp rõ ràng chứ không phải là bộ ngực hay đôi chân dài của cô người mẫu.

3. Khách hàng của bạn là ai? Đó có phải là những người thích ám ảnh sex hay không?

CHIẾN LƯỢC LÀ SỰ LỰA CHỌN. Đều là nước, nhưng biển cũng có những cơn nổi sóng ầm ỹ rồi tan vỡ như bọt sóng hoặc chậm rãi trở thành tảng băng chìm tồn tại hàng trăm năm. Thương hiệu cũng vậy, có nhiều cách trở nên nổi tiếng, nhưng có trở thành bền vững hay không hoàn toàn là kết quả của sự lựa chọn kiên định và tập trung.

error: Content is protected !!