Đại dịch Covid-19: 8 điều doanh nghiệp cần làm để tự cứu mình?

Đại dịch Covid-19: 8 điều doanh nghiệp cần làm để tự cứu mình?
4.7 (93.33%) 9 votes

Đại dịch virus COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, nó đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế; trong đó các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, dịch vụ chịu thiệt hại lớn nhất và khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao, điêu đứng. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì thiệt hại của doanh nghiệp là rất lớn, thậm chí những doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng chống chọi có thể phải đóng cửa.

Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để tự cứu mình?

1. Tìm cách thích ứng

Bên cạnh việc đề xuất các phương án hỗ trợ bản thân doanh nghiệp cũng phải đối mặt và tìm cách thích ứng. Cụ thể, doanh nghiệp cần có phương án chuyển đổi, tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế cũng như tiếp cận đa dạng hóa các thị trường tiêu thụ mới, giảm sự lệ thuộc vào các đầu mối kinh doanh truyền thống. Thực tế là hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng đối phó với rủi ro rất kém, do đó phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác trở thành khách hàng, thị trường của nhau hoặc chia sẻ nguồn, nguyên liệu mới có thể cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

sự cố này cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại hướng đi của mình, phải thay đổi tư duy “dễ thì làm, khó thì bỏ”

Theo đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất và các nguồn lực có thể khai thác được để tiếp cận các thị trường mới; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Khi doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong việc thích ứng với rủi ro thì mức độ thiệt hại sẽ thấp hơn và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước mới phát huy được hiệu quả.

2. Nghiên cứu và khám phá sản phẩm mới hoặc thay đổi kênh kinh doanh phù hợp

Trong “nguy” có “cơ”, nếu xét theo khía cạnh tích cực thì đây cũng là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh hiện nay và cả tương lai, bởi hành vi mua hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch này.

Việc nghiên cứu và khám phá sản phẩm mới có thể kể đến là chiến dịch “giải cứu thanh long” với sản phẩm mới là bánh mì thanh long. Chủ nhân của ý tưởng táo bạo trên là ông Kao Siêu Lực – người được mệnh danh “vua bánh mì” sáng lập ra chuỗi cửa hàng ABC Bakery.

Thay đổi kênh kinh doanh phù hợp

Một điều hiển nhiên vào thời điểm này chính là hàng loạt các cửa hàng, quán xá đều đóng cửa. Những lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào mặt bằng như spa, salon tóc, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn hay ngay cả các trung tâm giáo dục cũng đã phải đóng cửa. Hãy ngay lập tức thích nghi và nghĩ ngay đến những sản phẩm có thể kinh doanh bổ sung có liên quan tới việc kinh doanh chính.

Ví dụ dễ hiểu: Nếu bạn đang kinh doanh về salon tóc. Thay vì chỉ tập trung vào dịch vụ làm tóc tại tiệm hãy kinh doanh thêm các mặt hàng chăm sóc tóc bằng hình thức bán hàng online các sản phẩm chăm sóc tóc tại nhà, đại loại như: kem ủ tóc, dầu gội, dầu xả, tinh dầu dưỡng tóc, … Và hay hơn nữa, bạn cũng có thể kích thích mua hàng bằng cách tích lũy điểm cho khách hàng mua online tại thời điểm salon đóng cửa, khách hàng sẽ được tặng 1 liệu trình chăm sóc tóc khi đạt số điểm nào đó (tất nhiên là áp dụng khi salon mở cửa trở lại),…

3. Rà soát, tối ưu hình ảnh thương hiệu

Không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến sản phẩm, mà đây cũng là thời điểm “lý tưởng” để doanh nghiệp rà soát và tối ưu hình ảnh thương hiệu cũng như các hoạt động marketing.

Để trả lời cho câu hỏi: Trải qua đại dịch Covid-19, bạn muốn doanh nghiệp “chờ chết” hay là “tự cứu chính mình”? Chắc hẳn đa phần câu trả lời đều là muốn tự cứu mình. Hãy nghĩ đến thời điểm khi cơn đại dịch qua đi, hành vi mua hàng của khách hàng sẽ thay đổi, họ quen thuộc hơn với hình thức mua hàng trực tuyến (online) thay vì phải gặp gỡ trao đổi, họ sẽ mua hàng qua các video review sản phẩm thay vì đến cửa hàng lựa chọn, họ sẽ quyết định mua hàng thông qua app, website hay các tài liệu bán hàng trình bày mạch lạc và nhìn có vẻ chuyên nghiệp, họ có thể chọn mua hàng từ các doanh nghiệp uy tín, có sự đầu tư tốt về hình ảnh thương hiệu,…

Một số giải pháp bạn có thể sử dụng cho doanh nghiệp của mình trong thời điểm này chính là củng cố nhận diện cốt lõi (chuẩn hóa thiết kế logobộ nhận diện thương hiệu,…), xây dựng hệ thống hình ảnh bao bì thực sự ấn tượng và hiệu qủa (thiết kế bao bì, thiết kế nhãn mác, …), hay đầu tư vào những ấn phẩm marketing như thiết kế profile, thiết kế catalogue cũng như các công cụ truyền thông bằng hình ảnh (video review sản phẩm, phim viralphim intro, phim giới thiệu doanh nghiệp, TVC quảng cáo, …) – những công cụ hữu hiệu tăng niềm tin, sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

4. Thiết lập thị trường trên Internet 

Chắc chắn đây là giai đoạn vàng cho các công ty kinh doanh Digital marketing, viết app, website,… Bởi gần như hầu hết khách hàng phải chuyển đổi qua hình thức mua hàng trực tuyến. Vậy điều gì sẽ xẩy ra nếu doanh nghiệp của bạn chưa sở hữu một website hay kênh thông tin giới thiệu về doanh nghiệp mình?

Việc cần làm của doanh nghiệp ngay bây giờ là song song với việc rà soát củng cố hình ảnh thương hiệu thì hãy xây dựng kênh thông tin doanh nghiệp online thông qua việc xây dựng trang web, lập kênh Youtube, kênh Facebook để thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, website vẫn là kênh được ưu tiên hàng đầu bởi tính hiệu quả và vừa phục vụ cho bối cảnh hiện tại, vừa là nền tảng cho công việc kinh doanh trong tương lai.

Ngoài ra, thiết kế E-profile cũng là một giải pháp thông minh để quảng bá thương hiệu, nhằm gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.

5. Kết hợp với đối tác để tạo ra giải pháp trọn gói hấp dẫn hơn

Bạn đang kinh doanh về lĩnh vực nào thì hãy nghĩ ngay đến việc tìm kiếm các doanh nghiệp cùng lĩnh vực có chung contact sphere (chung đối tượng khách hàng mục tiêu nhưng không đụng ngành nghề) để liên kết nhằm tạo hệ thống bán hàng trọn gói. Đây là quy tắc hợp tác để tạo ra hệ thống hoàn chỉnh về lĩnh vực nào đấy. Đơn hàng sẽ đến với bạn rất nhiều khi biết kết hợp lại với nhau tạo ra hệ thống kinh doanh.

Ví dụ dễ hiểu: Nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực sản xuất tinh dầu. Để tạo ra hệ thống sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh, bạn sẽ liên kết với những doanh nghiệp kinh doanh về máy xông tinh dầu, các spa, beauty salon, chuỗi nhà thuốc, đại lý mỹ phẩm, … để tạo ra lợi nhuận, giúp đôi bên cùng có lợi.

6. Thêm ưu đãi trong giới hạn thời gian

Ưu đãi cũng cần có lý do, đại dịch Covid-19 là lý do quá chính đáng để bạn tạo ra các chương trình giá ưu đãi, tất nhiên là bạn nên đưa ra thời hạn cụ thể bởi họ sẽ quan tâm đến món hàng nhiều hơn nếu họ biết rằng thời gian được khuyến mại không còn nhiều.

Bán kèm với những sản phẩm khác

Ngoài cách bán hàng với giá ưu đãi, bạn cũng có thể tạo ra các combo bán kèm. Ví dụ bạn đang kinh doanh máy xông tinh dầu thì việc tặng kèm hoặc bán kèm các sản phẩm tinh dầu là điều hoàn toàn có thể áp dụng rất hiệu quả. Việc tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ rất hữu hiệu trong giai đoạn này.

Chiến dịch kích thích mua hàng

Một cách khác để tăng doanh số đó là chiến lược “mua càng nhiều càng rẻ” giúp bạn bán nhiều hàng hơn hoặc khi khách hàng mua với số tiền nào đó thì họ sẽ được hưởng một ưu đãi đặc biệt. Chiến lược này khá phổ biến ở các siêu thị. Với chiến lược này, doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn tăng doanh số, khách hàng cũng hài lòng vì mua được nhiều món đồ với giá rẻ.

7. Sử dụng video review

Doanh nghiệp tự nói tốt về sản phẩm của mình sẽ được coi là “quảng cáo”, nhưng khách hàng nói tốt về sản phẩm của doanh nghiệp thì sẽ được đánh giá cao về tính chân thật hơn rất nhiều.

Trải qua cơn đại dịch này, chắc chắn thói quen mua hàng trực tuyến sẽ ngày càng gia tăng, ngay cả với những người lớn tuổi (họ đã được “huấn luyện” kỹ năng này trong thời gian ở nhà), việc tìm xem các video review về sản phẩm cũng là cách để họ mua hàng. Rõ ràng, một video review kèm những bình luận tích cực, thuyết phục, tạo cảm giác gần gũi, chân thực, không pr quảng cáo sẽ giúp tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng.

8. Đơn giản hóa quy trình giao dịch

Đây là giai đoạn doanh nghiệp nên tinh gọn quy trình, hãy biến những giao dịch phức tạp thành nhanh chóng và dễ dàng, tất nhiên phải đáng tin cậy và an toàn. Ví dụ trong bảng báo giá bạn có thể đưa chi tiết quy trình thực hiện, các sản phẩm liên quan, các lưu ý nếu có,… Chắc chắn việc cụ thể hóa các dịch vụ sẽ giúp cho quá trình bán hàng diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời khách hàng có thể hoàn tất các giao dịch phức tạp chỉ thông qua một email, cuộc điện thoại hay vài cái nhấp chuột.

Kết luận

Trên đây là 8 điều mà doanh nghiệp cần làm để tự giải cứu chính mình trong giai đoạn này. Đừng quên một trong những điềucần lưu ý trên hết chính là đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu để tăng vị thế cạnh tranh và chiếm lĩnh hình ảnh nổi bật trước thị trường, giúp tăng trưởng doanh thu bền vững.

Xin chúc doanh nghiệp sẽ giữ vững tay chèo vượt qua cơn đại dịch và đưa doanh nghiệp phát triển vươn xa.

Nguyễn Hà
Account Director
Bigsouth Agency

error: Content is protected !!