Logo – nơi bắt đầu câu chuyện thương hiệu

Logo – nơi bắt đầu câu chuyện thương hiệu
5 (100%) 6 votes

Thông thường, “câu chuyện” luôn được xem là một phương tiện chính chuyển tải những ý tưởng phức tạp theo một cách rõ ràng dễ hiểu. Trong kinh doanh cũng vậy, thương hiệu cũng có những câu chuyện và logo là nơi bắt đầu câu chuyện đó. Logo được ví như bìa của một cuốn tiểu thuyết, những điểm nhấn đó cho thấy “cốt lõi” của câu chuyện.

Vâng, logo chỉ là sự bắt đầu của câu chuyện, và chỉ giống như chiếc áo khoác tốt của quyển sách, logo tốt kể được câu chuyện mà không cần phần kết. Vài logo nói lên cả câu chuyện. Những điểm nhấn minh họa có thể miêu tả một vật thể hay gợi ý một cảnh tượng, điều này có thể trở thành một biểu tượng thương hiệu mạnh mẽ.

NHỮNG ỨNG DỤNG KỂ CHUYỆN

Nếu logo (một sự nhận dạng hình ảnh) là bìa của một tiểu thuyết, thì nhận diện thương hiệu (các yếu tố chương trình) là các CHƯƠNG ở trong đó. Trải nghiệm đầu tiên với một chương trình nhận dạng đưa ra lời giải thích. Khi một khán giả trải nghiệm một chương trình nhận dạng, hãy xem xét trình tự, độ dài, và đặc tính của mỗi nhịp điệu trong câu chuyện.
Hãy xem xét nơi và cách dùng. Một biển chỉ dẫn gần phòng tắm có phải là một cơ hội tạo sự hài hước, một lời nhắc về vệ sinh cơ bản hay cả hai? Một website có tạo sự ngạc nhiên hay thoải mái được không? Nếu có một TV trong hành lang phát tin tức, thì nó đang ở kênh nào?

 

Những sự đa dạng chương trình có thể cần cho những sự kiện chiến dịch, triển lãm thương mại, thay đổi mùa hoặc đặc biệt. Những chương trình nhận dạng mạnh mẽ cho phép một sự cân bằng tốt giữa tính nhất quán có trật tự và sự biến đổi theo cơ hội.

Những người đưa ra quyết định có niềm tin sẵn sàng trung thành với một số ý tưởng thương hiệu, xem những tiêu chuẩn ứng dụng không phải là một hạn chế mà là một sự phản ánh sự trung thành của họ. Những nhà thiết kế xem sự trung thành này là một loại hạn chế khác và là một nguồn cảm hứng cho việc giải quyết vấn đề có tính sáng tạo.

NHỮNG THƯƠNG HIỆU QUYẾT ĐỊNH

Quyết định bởi sự do dự thì không có cách gì xây dựng giá trị thương hiệu. Khi các công ty trung thành với một nét giá trị, khách hàng và vị trí thì họ tạo những cơ hội cho một sự nhận dạng thương hiệu mạnh mẽ phát triển. Không trung thành được là một trong những cách phổ biến nhất để làm yếu một thương hiệu.

NHUNG THUONG HIEU QUYET DINH_THIET KE NHAN DIEN THUONG HIEU

Ứng dụng nhất quán và trung thành đối với các yếu tố hình ảnh như các đường lượn sóng của Coca Cola giúp tăng cường sự nhận dạng thương hiệu của một tổ chức.

Trong nhiều phương diện, các thương hiệu giống như con người. Những người có hành động nhất quán xây dựng một sự nhận dạng mạnh mẽ. Họ được biết đến nhờ sự đáng tin cậy của những hành động của họ những cam kết của họ. Các thương hiệu được xây dựng hoặc phá bỏ dựa trên tinh thần trung thành của họ và khả năng của họ đi xuyên suốt quá trình.

NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Những thương hiệu thời hiện đại là những lời hứa, và mọi lời hứa tự nhiên khởi động cốt truyện: Lời hứa sẽ được giữ hay không? Một thương hiệu nên giữ lời hứa của mình là điều không cần bàn cải. Họ phải đóng vai trò đạo đức của câu chuyện thương hiệu tại sao “câu chuyện” đã được viết ra và nó có ý nghĩa gì với người đọc/khách hàng.
Những công ty có thương hiệu dễ nhớ không những tạo ra những câu chuyện đáng kể mà còn tạo ra những bài học về những câu chuyện thương hiệu của họ mỗi ngày. Trong thế giới minh bạch ngày nay, các công ty đang bắt đầu dùng công nghệ để cho phép khách hàng và nhân viên giúp tạo nên những câu chuyện của họ.

Các thương hiệu lớn của thế giới như Microsoft, Canon, Nissan… luôn chú trọng vấn đề logo, đảm bảo hình ảnh này trong mắt công chúng đơn giản nhất nhưng cũng ấn tượng và dễ nhớ nhất.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu phát triển, logo của các thương hiệu nổi tiếng hầu như chưa đạt được những tiêu chí này. Thậm chí, có nhiều logo khi đó trông khá… ngố.

Dưới đây là hình ảnh về logo của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới ở những ngày đầu thành lập và hiện nay do trang Daily Mail tập hợp và giới thiệu:

1. Microsoft

Vào năm 1975, Bill Gates rời Đại học Harvard để thành lập nên Microsoft cùng với người bạn thời thơ ấu Paul Allen. Về sau, hãng này đã trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới, với sản phẩm số 1 là hệ điều hành Windows ra đời vào năm 1983. Đầu tiên, hai phần “Micro” và “soft” trong logo của hãng này được tách rời.

2. McDonald’s

Vào năm 1940, hai anh em Dick and Mc McDonald mở nhà hàng đồ nướng McDonald’s ở San Bernardio, California. Đến năm 1955, Ray Croc gia nhập công ty này với tư cách một đại lý nhượng quyền. Sau đó, Croc mua lại chuỗi nhà hàng McDonald’s và phát triển hệ thống ra toàn thế giới. Logo hiện nay của McDonald’s hầu như không còn “dính dáng” gì đến logo đầu tiên của hãng.

3. Nissan

 

Hãng sản xuất ôtô Nissan của Nhật được thành lập vào tháng 6/1934 sau khi thâu tóm hãng xe Datsun. Đến thập niên 1960, Nissan đã gây được ấn tượng mạnh tại thị trường Mỹ với chiếc xe Datsun Roadster.

Ngày nay, Nissan tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường với những sản phẩm gây ấn tượng tốt như chiếc xe điện Leaf. So với logo đầu tiên, logo hiện nay của Nissan trông đỡ màu mè và có phần hiện đại hơn.

4. Lego

Vào năm 1932, bác thợ mộc Ole Kirk Christiansen bắt đầu sản xuất những món đồ chơi bằng gỗ, cầu thang và kệ là quần áo trong một xưởng nhỏ ở vùng Billund, Đan Mạch.

Hai năm sau đó, cái tên Lego được dùng để đặt tên cho xưởng này. Từ Lego được lấy từ từ “Leg Godt”, trong tiếng Đan mạch có nghĩa là “chơi giỏi”. Logo của hãng đồ chơi Lego nổi tiếng khắp thế giới hiện nay có lẽ gây ấn tượng nhiều hơn với trẻ em so với logo ban đầu của hãng.

5. Kodak

Với khẩu hiệu ‘bạn nhấn nút, chúng tôi làm công việc còn lại’, George Eastman đã đưa chiếc máy ảnh đơn giản đầu tiên tới tay người tiêu dùng thế giới vào năm 1888 từ văn phòng của hãng đặt tại Rochester, New York.

Sau nhiều năm thống trị thế giới máy ảnh, Kodak đã nộp đơn xin phá sản vào đầu năm nay do không cạnh tranh nổi với máy ảnh kỹ thuật số. Logo đầu tiên và hiện nay của Kodak thật khác biệt.

6. Firefox

Dự án Mozilla được khởi động vào năm 1998 với việc tung ra mã nguồn phần mềm trình duyệt Netscape. Trong năm đầu tiên, cộng đồng Netscape trên toàn thế giới đã đóng góp nhiều chức năng mới cho trình duyệt này. Sau nhiều năm phát triển, trình duyệt Mozilla 1.0 đã được tung ra vào năm 2002. Ở thời điểm đó, trên 90% người sử dụng Internet dùng trình duyệt IE của Microsoft.

Tuy không được nhiều người chú ý, nhưng phiên bản đầu tiên của trình duyệt Phoenix (với hình ảnh một con phượng hoàng tái sinh trong lửa) – về sau được đổi tên thành Firefox (cáo lửa) – cũng đã được cộng đồng Mozilla tung ra vào năm đó.

7. Apple

Hãng công nghệ đình đám nhất thế giới hiện nay Apple tiền thân là công ty Apple Computers Inc ra đời năm 1976, là sản phẩm của sự hợp tác giữa Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Công ty này ra đời tại địa điểm trong gara ôtô nhà Jobs ở Califronia, với một logo mang hình ảnh của nhà bác học lỗi lạc Isaac Newton đang đọc sách dưới một gốc cây táo.

5 thập niên sau đó, những sản phẩm như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone của Apple đã làm mưa làm gió khắp thế giới, đưa giá trị vốn hóa của Apple lên mức 600 tỷ USD. Thật khó hình dung khi những sản phẩm sành điệu hiện nay của Apple còn gắn logo đầu tiên của hãng!

8. Shell

Shell, hiện là công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo xếp hạng của tạp chí Fortune, được thành lập vào năm 1907 qua sự sáp nhập giữa các hãng dầu lửa khổng lồ của Hà Lan và Anh.

Hơn 100 năm sau đó, Shell vẫn duy trì cả hai nguồn gốc Hà Lan và Anh của mình, với trụ sở đặt ở Hague của xứ hoa tulip, nhưng cổ phiếu lại niêm yết trên sàn giao dịch London của xứ sương mù. Qua thời gian, logo của Shell vẫn là chiếc vỏ sò và được đánh giá là một trong những logo thương hiệu dễ nhận diện nhất trên thế giới.

9. Canon

Hãng máy ảnh Canon của Nhật Bản được thành lập vào năm 1934, ban đầu mang tên Kwanon (có nghĩa là Quan âm bồ tát). Một năm sau đó, hãng này đổi tên thành Canon, cùng lúc với việc giới thiệu chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên. Đúng nửa thế kỷ sau, Canon giới thiệu chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của hãng.

Năm 2012, Canon chiếm thị phần 20% trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, với hàng trăm loại máy ảnh cho các tay máy nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Vào năm 2007, Canon tiêu thụ được hơn 25 triệu chiếc máy ảnh, nhiều hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.

10. IBM

Hãng máy tính khổng lồ IBM ra đời vào năm 1900, với cái tên khá “bí hiểm” là International Time Recording Company. Sau đó, công ty này sáp nhập với 2 đối thủ và trở thành IBM vào năm 1925.

Tuy đã bị xem là một công ty già cỗi trong thế giới công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, IBM vẫn được đánh giá cao với những vai trò lịch sử như phát minh ra đĩa mềm vào năm 1971 và tung ra chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên trên thế giới 10 năm sau đó.

Ngày nay, IBM đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc phát triển phần mềm và vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn nhất và có lợi nhuận “khủng” nhất thế giới.

Tổng hợp từ: freshbrand/DNSG

error: Content is protected !!