Tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?

Tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?
5 (100%) 14 votes

Tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?

Nếu bạn là một “kẻ tự học thiết kế đồ họa” thì chắc cũng có thắc mắc như vậy. Có thể nói bài viết này là một tự sự tóm tắt quá trình tự học đồ họa, từ lúc bắt đầu đến lúc kiếm được những đồng tiền đầu tiên.

Bạn có thích thiết kế đồ họa không ?

Đây sẽ là câu hỏi đầu tiên bạn cần phải trả lời trước khi dấn thân vào ngành này.

Bạn bảo thích mà không làm thì tôi không cho đó là thích. Còn nếu thích mà đang thắc mắc không có năng khiếu vẽ hay thẩm mĩ và sợ học Thiết kế đồ họa không được thì nên thay đổi tư duy. Tôi đoán là bạn rất thích mấy cái sản phẩm đồ họa đẹp lung linh – hay sáng tạo đến bá đạo đúng không?.

Và sự thật thì … hầu hết các sản phẩm đồ họa làm ra đều có mục đích là “làm cho mọi người yêu thích và ngạc nhiên”. Vậy thì làm sao để biết bản thân có thực sự yêu thích Thiết kế đồ họa ? Chúng tôi nghĩ rằng bạn nên hiểu định nghĩa Thiết kế đồ họa là gì? và gồm những gì ?

Dưới đây là 5 kinh nghiệm để bạn biết được mình sẽ bắt đầu nghề Thiết kế đồ họa từ đâu và như thế nào:

1. Chọn đúng công việc yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong suốt cuộc đời.

Thật vậy, cho dù bạn có thích game hay thích cái gì đi chăng nữa vẫn sẽ có những nghề phù hợp với bạn. Nhưng tin tôi đi, chẳng có con đường nào bằng phẳng cả. Rất có thể bạn sẽ lầm tưởng, bạn sẽ chọn sai ngành so với khả năng hoặc hàng tá lý do vớ vẩn gây ra nản chí và dẫn đến thất bại.

Nhưng nếu bạn sợ, bạn không giám trải nghiệm, không dấn thân thì làm sao để biết có yêu thích và phù hợp với công việc Thiết kế đồ họa!!!

Thậm chí, có những bạn sinh viên học đến năm 4 Đại Học mới chợt nhận họ không phù hợp với ngành đang học. Nếu như bạn hỏi, chúng tôi sẽ xúi bạn cứ bỏ học ngay đi và đi theo đam mê. Tôi nghĩ là trễ vài năm vẫn được, thà trễ mà được làm công việc yêu thích còn hơn làm những công việc không yêu thích suốt đời.

Vì thế, đừng để đến già rồi mới nhìn lại và tiếc nuối. Nhé!

Đây là xúi bậy, giám chơi giám chịu nha…

 

2. Tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?

Bây giờ nếu bạn quyết định bắt đầu tự học Thiết kế đồ họa thì hãy chuẩn bị đủ quyết tâm để biến hôm nay thành một cột mốc đáng nhớ nhé. Bắt đầu từ một việc cực kỳ đơn giản. Thay vì cập nhật các tin tức lá cải cướp – giết hay showbiz, mỗi buổi sáng hãy lướt qua các Tạp chí & Blog giành cho Designer, ví dụ như trang Blog.bigsouthbrand.com của chúng tôi chẳng hạn hoặc tìm hiểu thêm về các sản phẩm sáng tạo qua các bài viết sau:

Việc làm đơn giản này sẽ tạo cảm hứng và khơi dậy ngọn lửa đam mê bất tận trong bạn. Không tin thì cứ thử xem.

Theo số liệu điều tra thì

  • 95% các bạn tự học đều bắt đầu với môn Photoshop.
  • 96% các bạn tự học phối màu theo cảm tính không có lý do rõ ràng.
  • 97% các bạn tự học ghép ảnh không giống thật vì sai ánh sáng.
  • 98% các bạn không biết dẫn dắt mắt nhìn.
  • 99% các bạn tự học thiết kế đồ họa đều không vẽ tay tốt.
  • và 100% số liệu ở trên là do “được hư cấu”.

Sự thực tôi chính là designer đã gặp phải các vấn đề kể trên. Đó chính là bị hổng kiến thức nền tảng của Thiết kế đồ họa. Hầu hết nằm trong Nguyên lý thị giác.

a. Hãy bắt đầu từ Nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa
Đây chính là nền tảng của cả Mỹ Thuật, Kiến Trúc và Thiết kế. Và khi tìm hiểu mới thấy được các ứng dụng của các nguyên lý này là vô cùng lớn. Các bài viết chia sẻ về bố cục ảnh, về điểm vàng, về tỷ lệ bla bla các kiểu đều xuất phát từ những nguyên lý thị giác này.

Nguyên lý thị giác được dạy kỹ ở bậc ĐH-CĐ thông qua các môn học cụ thể như Hình họa, Màu sắc, bố cục. Điều này lý giải tại sao các bạn theo hệ ĐH-CĐ thường có sản phẩm chau chuốt tốt hơn.

Dưới đây là 10 yếu tố chi phối thị giác trong thiết kế, mỗi yếu tố sẽ có đặc tính riêng. Bạn sẽ tạo ra các ý tưởng, truyền tải được các thông điệp cần dưa vào đến khách hàng nếu như sử dụng và kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý.

  • Line : đường nét
  • Color : ánh sáng/màu sắc
  • Shape : mảng khối
  • Space : không gian
  • Texture : chất liệu
  • Typography
  • Size / scale : kích thước
  • Dominance and Emphasis : điểm nhấn
  • Balance : cân bằng
  • Harmony : nhịp điệu

Sản phẩm của bạn là đẹp hay xấu – nó có làm khách hàng hài lòng hay không là do các yếu tố này quyết định phần nhiều. Chỉ là phần nhiều thôi nhé, bởi vì ngoài ra thì các bạn cũng cần thêm các kỹ năng mà chúng tôi chia sẻ tiếp ở phần tiếp theo.

Thiếu kiến thức về Nguyên lý thị giác là một lỗ hổng lớn mà nhiều người tự học Thiết kế đồ họa mắc phải. Nhưng nếu bạn đã đọc đến những dòng này thì bạn không còn là kẻ tự học một cách mò mẫm không định hướng nữa rồi.

b. Photoshop, Illustrator & Indesign
Bạn không sử dụng phần mềm thì bạn sẽ không thể là một Graphic Designer được. Và đã là dân thiết kế thì nên sử dụng giỏi (tức là thuần thục) ít nhất là 1 trong 3 phần mềm này.

  • Photoshop: chỉnh sửa ảnh
  • Illutrator: thiết kế sản phẩm in ấn, trên nền tảng vector (logo, danh thiếp, bao bì, poster, banner, …)
  • InDesign: dàn trang sách báo tạp chí hay các tài liệu bán hàng (profile, brochure, catalogue,…)

c. Sáng tạo và Sao chép
Sao nhiều người lại lên án việc Sơn Tùng MTV cover, đạo nhạc, đạo trang phục bla bla các thứ. Thế thì trái ngược với sao chép thì là sáng tạo đúng không? Vậy tại sao phải sáng tạo ra cái mới ? Designer và sự sáng tạo có liên quan gì ?

Những thứ liên quan đến sáng tạo có vẻ như là một chủ đề rất hấp dẫn với người thiết kế. Bạn hãy tìm hiểu về sáng tạo để hiểu rõ sự khác biệt giữa sáng tạo và sao chép nhé. Với tôi, sáng tạo cũng chính là sự kết hợp hài hòa, tinh tế từ những cái cũ và tạo nên một cái mới.

Giải quyết được 3 câu hỏi bên dưới là đã vượt qua được một chặng đường lớn để đến vơi thiết kế rồi.

  • Sáng tạo là gì ?
  • Sáng tạo để làm gì ?
  • Làm thế nào để sáng tạo ?

d. Các kỹ năng & kiến thức khác

Ngoài ra, để trở thành Designer chuyên nghiệp thì bạn cần tìm hiểu thêm một số kỹ năng & kiến thức quan trọng khác theo các chủ đề dưới đây:

  • Kỹ năng sử dụng google (tìm kiếm tư liệu tham khảo)
  • Kỹ năng vẽ phác thảo
  • Tiếng anh cho Designer
  • Kiến thức Marketing – thương hiệu
  • UX & UI
  • Kỹ năng làm việc với khách hàng
  • Tìm hiểu Typography
  • Các định dạng ảnh
  • Tìm hiểu Font chữ tiếng Việt – Việt hóa font chữ
  • Các mấu chốt cần biết về màu sắc dành cho Designer tự học
  • Theo dõi các tạp chí thiết kế để giữ lửa và tạo cảm hứng thiết kế

3. Kinh nghiệm cho Designer đi làm

4. Công cụ để học tập & làm việc Thiết kế đồ họa

Thiết bị
Đối với Designer thì cần thiết nhất vẫn là một cái máy tính tốt. Tuy nhiên nếu như kinh tế chưa cho phép thì bạn vẫn có thể chọn một chiếc Laptop đồ họa giá rẻ theo các tiêu chí riêng cho Thiết kế đồ họa. Hoặc có điều kiện thì bạn hãy xem thử các dòng Macbook, dòng máy đã gây nghiện cho bao nhiêu con tim giới thiết kế.

Làm việc ít – hiệu quả cao với “Plugin & Tiện ích”
Ngoài những công cụ phần cứng thì phần mềm là một thứ giúp tăng hiệu suất công việc một cách khó tin. Dân ta dùng miễn phí thành thói quen nên ít người thấy được giá trị thực của phần mềm mà tận dụng.

Nếu như biết tìm tòi và sử dụng phần mềm & plugin thì công việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tại blog này, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ các Plugin miễn phí và giới thiệu một số phần mềm trả phí hiệu quả.

Một số như là

  • Tạo lưới trong Photoshop: Plugin Guide Guide
  • Quản lý font chữ: FontViewer
  • Chuyển giọng đọc thành văn bản: Đọc thành chữ

5. Nghề thiết kế đồ họa làm việc kiếm tiền như thế nào ?

Chẳng cần phải hỏi học đồ họa có sợ thật nghiệp không vì có rất nhiều cách để designer kiếm tiền. Các bạn học ở ĐH-CĐ hay cả ở Trung tâm thì đến năm thứ 2 là đã bắt đầu có đất diễn rồi. Nếu có thất nghiệp thì phải tự nghiệm lại lý do tại sao nhé.

Cho dù là tự học Thiết kế đồ họa thì vẫn có thể kiếm tiền được, bạn có tin không ? Thâm chí tôi biết vài bạn tự học Thiết kế đồ họa xong kiếm tiền rất dã man.

Và đến khi bạn có một lượng kiến thức nhất định thì còn có rất nhiều cách kiếm tiền để bạn lựa chọn

Ngoài ra nếu bạn là một người yêu thích tự do, muốn tự làm chủ cả về thời gian lẫn tiền bạc thì có thể trở thành một Freelancer (người làm tự do) và hợp tác với các Agency như Bigsouth chẳng hạn. Với vốn tiếng anh khá thì bạn hoàn toàn có thể làm việc cho khách hàng trên toàn thế giới và nhận USD bằng Paypal (hoặc Payoneer) rồi rút về ngân hàng Việt Nam.

Chúc các bạn thành công!

Theo Toi Hoc Do Hoa

error: Content is protected !!