6 Xu hướng xây dựng thương hiệu SMEs thời kỳ chuyển đổi số

6 Xu hướng xây dựng thương hiệu SMEs thời kỳ chuyển đổi số
5 (100%) 2 votes

Ngày nay, trong thời kỳ chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu không còn là “xa xỉ phẩm” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đặc biệt với công nghệ 4.0, việc xây dựng thương hiệu sẽ còn tiếp tục thay đổi và phát triển mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp phải linh hoạt và đối mặt với rất nhiều thách thức.

Xây dựng thương hiệu ngày nay không còn chỉ dừng lại ở một cái tên hay, một thiết kế logo đẹp mắt mà doanh nghiệp còn phải làm thế nào để tạo ra một bản sắc thương hiệu vững chắc nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Một thương hiệu được xây dựng vững mạnh từ đầu sẽ khiến doanh nghiệp SMEs tăng lợi thế cạnh tranh và nổi bật hơn so với đối thủ. Đây cũng chính là lý do khiến rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để có được một cái tên ấn tượng, một logo độc đáo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những viên gạch đầu tiên để xây nên ngôi nhà thương hiệu. Bởi việc dựng thương hiệu chính là xây dựng tất cả về nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp.

Hãy cùng Bigsouth Agency nắm bắt 6 xu hướng xây dựng thương hiệu SMEs thời kỳ chuyển đổi số dưới đây và đừng quên áp dụng ngay vào chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp bạn trong năm 2022 này nhé.

Xu hướng 1: Hãy sở hữu một cái tên ấn tượng và một logo “linh hoạt” hơn

Một thương hiệu để được khách hàng chú ý thì ngoài việc tăng mức độ hiện diện, còn phải sở hữu một cái tên ấn tượng và một logo có khả năng ứng dụng rất cao, đặc biệt là trên nền tảng số.

Cái tên ấn tượng, ngoài sự “không đụng hàng”, còn phải kể được câu chuyện thương hiệu của bạn và đặc biệt là khi đọc phải “bắt tai” nữa.

Với logo thì khi thiết kế, doanh nghiệp cần xem xét về khả năng ứng dụng “đa phương tiện”. Ví dụ như ngoài việc đưa logo vào các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm marketing (danh thiếp, bao thư, tiêu đề thư,…), thì logo còn phải ứng dụng một cách “linh hoạt” trên nền tảng số, làm sao để đảm bảo việc nhất quán nhưng vẫn phải rõ ràng khi nhận diện từ xa hoặc thu nhỏ. Đặc biệt là khả năng mở rộng thương hiệu cũng không kém phần quan trọng.

Một số ví dụ điển hình về logo có tính thay đổi linh hoạt

Xu hướng 2. Tối giản hình ảnh nhận diện thương hiệu

Chủ nghĩa tối giản (Minimalism) là trào lưu được yêu thích trong những năm gần đây. Ngay cả các thương hiệu lớn như Google hay Airbnb gần đây cũng đã thay đổi kiểu chữ trên logo về phông chữ sans-serif, đây là một phông chữ tiêu biểu của “chủ nghĩa tối giản”.

Rất nhiều các thương hiệu cũng đang dịch chuyển sang phong cách này không chỉ về mặt hình ảnh mà còn là kiểu chữ và màu sắc. Xu hướng ứng dụng logo âm bản cũng đang được sử dụng nhiều hơn bởi nó giúp thương hiệu được nhận diện mạnh mẽ hơn.

Xu hướng 3: Xây dựng thương hiệu truyền thông xã hội

Ngày nay trong kỷ nguyên số, kinh doanh trên nền tảng internet đã trở thành xu hướng tất yếu. Ngoài các trang web giới thiệu cơ bản, thì mạng xã hội như Facebook, YouTube, Pinterest, Twitter, Instagram và tiktok đang trở thành những kênh xây dựng thương hiệu rất hữu ích. Đây là lý do tại sao không có gì ngạc nhiên khi 90% các doanh nghiệp tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá về thương hiệu.

Vì vậy, việc doanh nghiệp hiện diện trên nhiều các trang mạng xã hội là điều rất cần thiết, đặc biệt với các doanh nghiệp SMEs, do hạn chế về ngân sách, vì vậy cần lựa chọn các kênh phù hợp với khách hàng mục tiêu và với định hướng tiếp thị của doanh nghiệp.

Xu hướng 4: Sáng tạo nội dung thị giác

Yếu tố thị giác (visual) luôn được ưa chuộng hơn tất cả mọi hình thức nội dung khác. Theo HubSpot, yếu tố hình ảnh thương hiệu đạt hơn 67% lượng tương tác so với các thể loại nội dung quảng cáo khác. Do vậy, việc sáng tạo nội dung thị giác có thể giúp truyền thông thương hiệu hiệu quả, bởi nó không khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì cảm thấy đang đọc quảng cáo.

Hơn nữa, nội dung thị giác như hình ảnh, video, hình động, biểu đồ, infographic,…  sẽ giúp thương hiệu thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên các trang mạng xã hội. Hãy đảm bảo nội dung phải nhất quán với nhận diện thương hiệu. Ví dụ, nếu làm một video hay infographic, hãy dùng phông chữ và màu sắc của thương hiệu mình.

Nội dung thị giác sẽ khiến khách hàng phải nhắc đến thương hiệu của bạn, giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn và truyền thông một cách khéo léo, được khách hàng ưa thích hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.

Xu hướng 5: Nội dung video sẽ tiếp tục thống trị

Nội dung video vẫn là một trong những dạng nội dung hấp dẫn nhất. Theo một nghiên cứu của Cisco, đến năm 2022, 82% nội dung trực tuyến sẽ là nội dung video. Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nội dung video trong tiếp thị.

Một số ví dụ điển hình về nội dung video

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có nội dung video, thì đã đến lúc bạn đưa chúng vào chiến lược nội dung của mình. Trong tương lai gần, video sẽ thống trị mạng xã hội và bất kỳ doanh nghiệp nào không nhận ra điều đó sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ cho tương lai là nội dung dạng dài không còn là cách để đi nữa. Bạn chỉ cần nhìn vào sự thành công của TikTok để nhận ra rằng các video dạng ngắn hấp dẫn hiện đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.

Xu hướng 6: Tận dụng công nghệ vào chiến lược thương hiệu

Chủ doanh nghiệp cần áp dụng tối đa và hiệu quả những yếu tố công nghệ khi làm thương hiệu. Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp thương hiệu tăng khả năng tương tác với khách hàng (38%), phát triển (20%) và nhận thức thương hiệu (17%), tăng lòng trung thành với thương hiệu (15%).

Trong những năm gần đây, có một số công nghệ nổi bật giúp tối ưu hóa làm thương hiệu. Nhiều công ty hàng đầu đều áp dụng những thiết bị mobile (68%), trợ lý ảo (40%) và thực tế ảo (37%), giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ còn giúp các brand marketer thu thập nhiều dữ liệu để phục vụ cho các chiến dịch khác.

xu-huong-xay-dung-thuong-hieu
Một số yếu tố công nghệ cần tận dụng khi xây dựng thương hiệu (Ứng dụng di động, trợ lý giọng nói, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, video 360 độ,…)

Thị trường biến đổi, khách hàng cũng đổi thay, sức mạnh của những chiến lược thương hiệu truyền thống phần nào đã yếu đi trong thời kỳ chuyển đổi số. Đã đến lúc phải nghiêm túc hơn với “cuộc chơi” này.

Luôn cập nhật và biết cách áp dụng những xu hướng xây dựng thương hiệu trong thời kỳ chuyển đổi số, nhất là các doanh nghiệp SMEs, là cách duy nhất để không bị tụt phía sau.

Việc nắm bắt các xu hướng có thể không dễ dàng đối với các doanh nghiệp SMEs, đó là lý do tại sao tại Bigsouth Agency, chúng tôi mong muốn tập trung vào các xu hướng quan trọng đối với bạn, để cung cấp cho doanh nghiệp của bạn thương hiệu kỹ thuật số hiệu quả nhất.

error: Content is protected !!