Sức mạnh của font chữ trong thiết kế thương hiệu

Sức mạnh của font chữ trong thiết kế thương hiệu
4.7 (93.33%) 6 votes

Không quá khi nói rằng mỗi font chữ khi sinh ra đã mang trên mình những nét cá tính khác nhau. Có những font chữ khi mới nhìn vào có thể cảm nhận được sự chắc chắn, bền vững; có những font chữ chỉ cần thoáng qua bạn cũng cảm nhận được sự nhẹ nhàng, bay bổng. Tuy nhiên, có tới hàng ngàn font chữ đã được tạo ra trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của thiết kế, đồng nghĩa với việc tính cách của chúng cũng được thể hiện vô cùng đa dạng. Cũng như con người, không phải tính cách nào cũng có thể hòa hợp với nhau, đôi khi xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có không chỉ trong tính cách, đặc điểm mà còn trong đường nét.

Font chữ và tính cách thương hiệu

Đối với riêng yếu tố về chữ, việc hiểu tính cách của font chữ là một yếu tố quan trọng quyết định fotn chữ sử dụng có tạo được sự liên kết với thông điệp của sản phẩm hoặc thương hiệu hay không. Không phải ngẫu nhiên trong các sản phẩm thiết kế liên quan đến lĩnh vực xây dựng hay bất động sản thường thấy sự xuất hiện của font không chân dày. Hay trong các sản phẩm truyền thông dành cho đối tượng nữ giới thường thấy những font chữ mảnh và chân nhọn lên ngôi. Font viết tay thường được sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến thời trang, mỹ phẩm, nghệ thuật. Mọi lựa chọn đều có lý do, đặc biệt là những gì xuất hiện trong một sản phẩm thiết kế ứng dụng. Lựa chọn fotn chữ có tính cách không đồng nhất với tính cách thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến việc truyền tải thông điệp và tinh thần thương hiệu mong muốn.

Dùng cá tính font chữ để tăng sức mạnh cho thiết kế của bạn

Khi chọn font, rất dễ có nhiều lựa chọn thú vị và thu hút, nhưng đừng để sở thích cá nhân lấn át bạn; một font bạn nghĩ rằng rất thú vị hoặc đặc biệt chưa chắc phù hợp với cá tính của thương hiệu hay sản phẩm. Nếu cảm thấy bối rối, hãy hỏi bản thân câu này: Font này có phù hợp với cá tính thương hiệu, sản phẩm hay hỗ trợ mục đích của thiết kế không? Bạn sẽ có lựa chọn hiệu quả nhất

Tiếp theo, hãy nhìn qua một số ví dụ và hiệu quả khi lựa chọn đúng loại chữ cho đúng thiết kế nhé:

Đây là sắc thái của font script chữ viết tay nguệch ngoạc hợp với cá tính của thiết kế – vui, diện đại, và gần gũi, hoài cổ và có chút ngông. Bao bì các tông và dòng chữ nổi bật màu neon nâng cao hiệu quả cho hình ảnh sản phẩm trà “Everyday Line” của công ty.

Via Packaging of the World. Design by Peter Schmidt Group.

Thiết kế bên dưới , lựa chọn font ấm áp và thân thiện rất hợp với hình ảnh ấm cúng cho website của một hiệu bánh.

by Mike at Creative Mints.

Bao bì cho sản phẩm này có một sự pha trộn độc đáo của các typo mang phong cách vintage mang lại hình ảnh có tính thủ công. Điều này không chỉ làm nhãn hiệu trên chai nổi bật mà còn ngầm ám chỉ đến lịch sử 150 năm và phong cách ủ rượu truyền thống của thương hiệu.

Design by Luke Ritchie.

Typeface dùng cho trang trí hay text?

Mặc dù mọi typeface có khoảng cách phù hợp, một số font có cá tính riêng mạnh hơn cả. Những loại font này được xem như typefaces hiển thị/trang trí hoặc đặc biệt. Chúng rất thú vị và có nhiều công dụng đặc biệt, nhưng khá khó đọc và không phù hợp cho những thiết kế cho kinh doanh và cần sự chuyên nghiệp.

Display typefaces. designed by Ilham Henry, Andrew Footit, Simon Stratford, and Artimasa

Typefaces trang trí (Display typefaces) có khá nhiều cấp độ. Với ví dụ này, bạn có một font đơn giản, in hoa được dùng cho một tiêu đề bắt mắt trên trang đích của một website. Kiểu in đậm của font cũng phù hợp với cách sắp xếp cụm từ.

Design by Julien Renvoye.

Với ví dụ dưới đây, dù bạn có một typeface ít linh hoạt bởi nó có một cá tính đặc biệt và rõ ràng. Nhưng trong thiết kế này, nó thành công vì những lí do sau:

  1. Nó hỗ trợ tạo nên chủ đề hoặc phong cách: Sản phẩm là thiệp mời một bữa tiệc chủ đề carnival, thế nên thiết kế và phong cách của typeface giúp tấm thiệp hợp với chủ đề. Trong một thiết kế không có chủ đề – như card visit hay web công ty – loại font này sẽ rất kì cục và không phù hợp.
  2. Nó không bị lạm dụng: Đây là chìa khóa để sắp xếp typeface hiệu quả. Hãy xem những kiểu chữ khác đều ở dạng san-serif đơn giản làm cân bằng với typeface kiểu carnival kia. Nếu tất cả các đoạn text cùng một font sắp xếp, thiết kế sẽ quá nặng nề.
  3. Làm có mục đích: font được dùng để nổi bật phần thông tin quan trọng – tên người dẫn chương trình, ngày của sự kiện và chủ đề. Điều này giúp các lựa chọn có vẻ phù hợp chứ không phải ngẫu nhiên. Nếu bạn không có lí do đặc biệt để dùng một display font, sẽ an toàn hơn nếu bạn để chúng ra ngoài hoàn toàn.

Design by Stephanie Barnas.

Text typeface, mặt khác, dùng cho thân bài: các đoạn text trong sách, báo, tạp chí, content trong website hay bất kì loại giao thức nào yêu cầu đọc đầy đủ nội dung. Loại font này dễ nhìn và dễ đọc. Quan trọng là chúng không màu mè để người dùng dễ dàng đọc lướt hoặc xem kĩ. Font serif và san serif đơn giản như Times New Roman and Arial được dùng nhiều trong trường hợp này. Nếu thấy 2 font trên hay bị lam dụng, chúng tôi gợi ý các bạn một số font tuyệt vời khác trong 20 Best and Worst Fonts to Use on Your Resume.

 

Mỗi thương hiệu đều cố gắng xây dựng một hình ảnh dễ nhớ, thân thiện và rất con người. Lúc đó, chúng còn mang khái niệm công ty, tập đoàn thuần túy mà là một cá nhân lớn có tính cách mạnh, có ảnh hưởng diện rộng đến suy nghĩ mọi người.

Qua tính cách thương hiệu, khách hàng nhanh chóng tìm được người bạn nhanh chóng giải quyết được nhu cầu, khó khăn của mình. Google hay Visa được gắn mác “nhà thông thái”. Nhắc đến “nét quyến rũ” là nhắc đến Louis Vuitton,  Zara. “Sự sáng tạo, phiêu lưu” là nét nổi bật của Apple. “Bạn bè thân thiện” có thể thấy ở các hãng Airtel hay KFC. Facebook mang đến nét “cái tôi, hài hước, ham chơi, thân thiện”. “Kẻ nổi loạn, dũng cảm” không thể tiếu Redbull. “Thẳng thắn” gợi nhớ đến Amazon. “Chu đáo, tận tình” là Colgate.

Tính cách thương hiệu giúp tăng sự nhận biết thương hiệu, định vị thương hiệu rõ ràng, tạo cảm giác thân thiện, thúc đẩy động cơ mua hàng. Khi bạn vắng mặt, tên thương hiệu là cách khách hàng gọi bạn, còn mô tả bạn chính là slogan, và hơn hết cảm nhận về bạn chính là tính cách thương hiệu.

Tính cách thương hiệu thể hiện qua Typography

Sau đây Bigsouth xin giới thiệu cho bạn 10 hình mẫu tính cách thương hiệu theo sự phân chia của Brandz (một công ty nghiên cứu thương hiệu của Mỹ) qua sự thể hiện của Typography.

1. Người mẹ

Thương hiệu có tính cách người mẹ mang đặc điểm ân cần, bao dung.

ad_colgate3b5-1-uai-1032x668

Thương hiệu Colgate là thương hiệu tiêu biểu cho tính cách đó. Typeface được cách điệu tự do, mở rộng. Font chữ mềm mại. Khoảng cách con chữ vừa đủ. Sự yêu thương được cảm nhận rõ rệt. Typography đã truyền tải được tính cách Colgate luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe răng miệng của khách hàng.

2. Nhà thông thái

Thương hiệu nhà thông thái mang tính cách thông thái, khôn ngoan, đáng tin.

visa-bonappetit-120109big

Typography của hãng Visa thể hiện được sử đa dạng, có đủ. Bất cứ điều gì Visa đều có. Visa là giải pháp của khách hàng ở mọi lúc cần thiết.

3. Người làm trò

Thương hiệu có tính cách của một Joker (Người làm trò) lại mang đặc điểm của sự hài hước, vui vẻ. Facebook là thương hiệu tiêu biểu cho tính cách này.

Facebook-Typography

4. Người bạn

Thương hiệu có tính cách người bạn lại nổi bật bởi sự thẳng thắn, thân thiện. Thương hiệu Amazon chọn cách thể hiện chữ dứt khoát nhưng vẫn lưu giữ những nét mềm mỏng.

17343010_166101013906280_9205234304168180909_n

5. Người mộng mơ

Thương hiệu có tính cách của người mộng mơ (Dreamer) lại âm hưởng mạnh của sự sáng tạo, khác biệt và hoài bão.  Tiêu biểu có Apple. Cách thể hiện văn bản chữ của Apple như ảnh dưới đây vừa thần bí, vừa ẩn chứa sức mạnh, khát khao lớn.

7036190-apple-logo-typography

6. Nhà vua

Thương hiệu mang tính cách của nhà vua lại nhấn mạnh vào sự cương quyết, kiểm soát. Exxon Mobile cũng là một “Đức vua” nhưng ít “lý tưởng” hơn và “quyết đoán” hơn trong khi Royal Bank of Canada lại là một “Đức vua” “nắm quyền kiểm soát”. IBM cũng là một trong số đó.38552-ibm

Typography của IBM nhấn mạnh sự rõ ràng, minh bạch, đầy quyền lực.

7. Thiếu nữ

Thương hiệu có hình ảnh thiếu nữ lại mang tính cách ngây thơ, trong sáng, tốt bụng. Những thương hiệu bán lẻ thường mang tính cách này. Tập đoàn Alibaba là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới. Các typography được sử dụng trong ấn phẩm marketing của Alibaba đều thể hiện một sự dễ thương, luôn giúp đỡ mọi người.

library_logos_alibaba_large

8. Anh hùng

Thương hiệu có hình ảnh anh hùng mang một tính cách dũng cảm, phiêu lưu. Thương hiệu Yomost tập trung vào thể hiện nét chữ mạnh mẽ, sôi động.

original_436880_jFSJAukKkVdFTXI6oog_J75iz

9. Kẻ nổi loạn

Thương hiệu mang hình ảnh người nổi loạn luôn phá cách, không tuân theo luật.

google_2015_logo_detail

Typography của Google không nhấn mạnh vào tạo hình kiểu dáng chữ mà đi sâu vào thể hiện màu sắc của mỗi con chữ riêng lẻ. Font chữ google được đơn giản hóa tối đa, không màu mè, không hào nhoáng. Màu sắc được sử dụng một cách hết sức đặc biệt, không đồng bộ và là những gam màu hết sức cơ bản. Logo hiện tại của họ có màu đỏ, xanh lá và xanh nước biển đều thuộc gam màu cơ bản, nhưng chữ “o” lại thuộc màu vàng thứ cấp. Google đang kể cho mọi người biết rằng họ không thích “chơi đúng luật”, họ luôn đổi mới và khác biệt.

10. Người phụ nữ quyến rũ

Thương hiệu mang đặc điểm người phụ nữ quyến rũ ẩn chứa sự hấp dẫn, khát vọng lớn. Tiêu biểu cho dòng tính cách này là các hãng thương hiệu thời trang, mỹ phẩm như L’Oreal, Louis Vuitton, Zara… Chữ được cách điệu hóa uốn lượn đầy nghệ thuật, hấp dẫn ánh nhìn.

louis-vuitton-logotype_01

Typography truyền tải được không chỉ là cảm xúc mà còn là ý nghĩa, thông điệp của câu chữ. Chức năng của Typography đầy đủ và trọn vẹn.

Tự thiết kế cho mình một bộ nhận diện thương hiệu với typography khác biệt thể hiện tính cách, ý nghĩa của công ty bạn sẽ là điều tuyệt vời nhất. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với Bigsouth để được các chuyên gia tư vấn thương hiệu chia sẻ và hỗ trợ nhé.

Nguồn: Tổng hợp & Rio Creative

 

error: Content is protected !!