Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì ?

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì ?
(Đánh giá)

Hệ thống nhận diện thương hiệu của của một thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu dùng để tiếp cận với khách hàng như: Logo, slogan, tên thương hiệu; các loại ấn phẩm văn phòng (danh thiếp, bảng tin, phong bì…); Các ấn phẩm truyền thông (biển, băng rôn quảng cáo, tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ…)…

Nói cách khác, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu. Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong hệ thống nhận diện thương hiệu còn là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó. Tùy theo lĩnh vực hoạt động, mà mỗi thương hiệu có một hệ thống nhận diện thương hiệu khác nhau.

Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác giúp khách hàng cảm nhận về quy mô của doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.

Dưới đây là những hạng mục thường gặp nhất của một hệ thống nhận diện thương hiệu.

Hoang-yen

A. Nhận diện thương hiệu cốt lõi.

     – Tên thương hiệu.

     – Logo & biểu tượng.

     – Logo Guidelines.

     – Slogan / Tagline.

     – Font chữ.

     – Màu sắc.

     – Tỷ lệ ô lưới.

     – Ý nghĩa thương hiệu.

     – Ý nghĩa logo.

B. Hệ thống nhận diện văn phòng.

     – Bảng tin công ty.

     – Bìa kẹp hồ sơ, tài liệu.

     – Chữ ký email (signature email).

     – Danh thiếp.

     – Đĩa CD, bao đựng đĩa CD.

     – Đồng phục nhân viên (Nam, nữ), mũ, áo thun.

     – Giấy khen, bằng khen.

     – Giấy mời, thiệp chúc mừng.

     – Giấy viết thư.

     – Tiêu đề thư (letter head A4).

     – Hình nền (wallpaper) máy tính, điện thoại.

     – Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi.

     – Huy hiệu (đeo ngực).

     – Mẫu Fax.

     – Mẫu file bảng tính (excel).

     – Mẫu file văn bản (word).

     – Mẫu Slide thuyết trình (Power point).

     – Phiếu bảo hành.

     – Phong bì lớn, trung, nhỏ.

     – Thẻ nhân viên, thẻ ra vào công ty.

C. Hệ thống nhận diện truyền thông.
– Backdrop sự kiện.
– Bandroll, Standee, Banner, Poster.
– Biển chỉ dẫn.
– Billboard.
– Brochure, Catalogue.
– Profile Công ty.
– Các bảng hiệu Công ty:
• Bảng hiệu hội sở.
• Bảng hiệu Công ty con, văn phòng, chi nhánh.
• Bảng hiệu quầy lễ tân.
• Pano ngoài trời.
• Bảng chức danh.
– Cờ treo, cờ để bàn.
– Cover, Avatar Facebook, Skype, Google +.
– Gian hàng hội chợ triển lãm.
– Tờ rơi, tờ gấp (Flyer).

D. Hệ thống nhận diện thương mại điện tử.
– Flash banner.
– Mẫu Email Marketing.
– Video Clip, TVC (quảng cáo online)…
– Website.

E. Hệ thống nhận diện thương hiệu khác.
– Bao bì đựng sản phẩm (Túi giấy, túi nylon, giấy gói quà, hộp quà).
– Cặp, túi xách, sổ, bút.
– Hộp, thùng đựng sản phẩm.
– Lịch (06 mặt).
– Móc khóa, đồng hồ treo tường, ly sứ.
– Ô, áo mưa.
– Quyển hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
– Tem, nhãn (Sticker).
– Phương tiện giao thông.
– USB, móc khóa.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức thương hiệu càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu.

Không phải tự nhiên mà những thương hiệu lớn trên thế giới đều đem lại giá trị lên đến hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng thương hiệu đắt giá. Trong khi thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là hệ thống nhận diện thương hiệu là một tài sản nội tại của thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho giá trị tài chính mà thương hiệu đạt được.

error: Content is protected !!